Hướng đi nào cho 2k2, 2k3 – sau khi tốt nghiệp THPT?

– Hàng năm cứ vào dịp chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT là học sinh lớp 12, phụ huynh lại có những cuộc “đấu trí” để chọn trường, chọn hướng đi cho mình. Có những bậc phụ huynh muốn con thi vào trường này, trường kia mà không quan tâm đến nguyện vọng của con; Có những trường hợp lỡ rớt tốt nghiệp nhưng chưa có phương án dự phòng…

 – Xác định hướng đi sau khi tốt nghiệp THPT là rất cần thiết, giúp các bạn có cái nhìn đúng về nghề nghiệp lựa chọn, phù hợp với năng lực, sức khỏe, điều kiện gia đình, tránh chạy theo tâm lý đám đông, sở thích nhất thời.

– Việc lựa chọn ngành nghề học tập không phù hợp, hoặc vẫn còn tư tưởng “làm thầy hơn làm thợ” sẽ dẫn đến những lựa chọn sai lầm khi ấy sinh viên học xong ra trường không xin được việc làm. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước có khoảng trên 200 nghìn sinh viên ĐH, CĐ tốt nghiệp ra không xin được việc làm, số sinh viên ra trường làm việc trái ngành nghề chiếm hơn 60%…

1. Nếu không đỗ Đại học thì làm như thế nào?

Đỗ tốt nghiệp cấp 3 chắc không khó. Nhưng trượt hết các nguyện thì cũng có thể xảy ra. Nếu nó xảy ra có phải là dấu chấm hết không? Rõ ràng là không. Vì còn nhiều sự lựa chọn nữa:

Ôn tập và thi lại kỳ sau

Không có trường đại học nào đào tạo vĩ nhân hay dạy bạn trở thành con người xuất chúng. Cũng không nhân sự nào đánh giá một con người khi tuổi 18 anh ta lỡ trượt đại học. Chỉ có cuộc đời đánh giá và dành cái nhìn ưu ái cho những bạn trẻ dám vượt qua nỗi sợ để đứng lên.

Tìm một trường Cao đẳng hay Trung cấp

Nếu bạn không thực sự giỏi, tốt nhất bạn nên học cao đẳng hay trung cấp. Thời gian học tập của bạn sẽ nhanh hơn và sẽ chỉ tập trung vào thực hành. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển trung cấp hay cao đẳng vì họ tin rằng các sinh viên này chịu khó và có kỹ năng tốt hơn. Bạn ra trường sớm hơn có nghĩa là sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn.

Học nghề

Nếu bạn cảm thấy chán ngấy những lý thuyết khô khan thì học nghề là lựa chọn tốt. Có thể bạn học tại một trường đào tạo nghề hoặc xin vào học việc tại các doanh nghiệp. Bạn nên nhớ là lương của thợ bậc cao bây giờ cao hơn lương của giáo sư đại học và bạn có thể tránh xa các bệnh văn phòng.

Du học hoặc đăng kí học trường quốc tế:

Đây cũng là một hướng đi rất tốt nếu bạn đủ điều kiện kinh tế. Bằng cấp đạt chuẩn quốc tế và môi trường ngoại quốc năng động có thể mở ra cho bạn một tương lai sáng lạn hơn. Bạn có thể tham khảo thêm các so sánh về học trong nước và du học tại đây nhé.

2. Du học Hàn Quốc liệu có phải là một sự lựa chọn đúng?

– Hàn Quốc là nước có nền giáo dục tiên tiến bậc nhất Châu á. Nhiều trường Đại học tại Hàn Quốc được xếp trong top 20 trường Đại học hàng đầu thế giới.

– Đi du học Hàn Quốc, chi phí đầu tư ban đầu thường dao động từ 99 – 219 triệu. Sau đó học sinh có thể tự đi làm thêm để trang trải các chi phí học tập và sinh hoạt. Như vậy, chi phí đầu tư để đi du học Hàn Quốc cũng tương đương với với việc học đại học trong nước nhưng cơ hội rộng mở hơn nhiều.

Thời gian nhận code visa và bay: sau 3 tháng kể từ khi nộp hồ sơ. Tháng 7, 8 nộp thì tháng 12 có thể bay. Đây cũng là một giải pháp hay. Nên ngay sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp THPT, bạn nên tính toán các phương án để tranh thủ học tiếng Hàn cho kịp.

3. Có những trường nào đang tuyển sinh?

Top 1 có: ĐH Kookmin, ĐH Myongji, ĐH Changwon, ĐH Catholic, ĐH nữ sinh Seoul, ĐH Woosong, ĐH Songsil, ĐH Korea

– Top 2 có: ĐH Sangmyung, ĐH Chungang, ĐH Hansung, ĐH Gacchon, ĐH Hankook, ĐH Inje, ĐH Bucheon…

– Top 3 có: ĐH Chodang, ĐH Yongin, ĐH Seonjeong, ĐH Catholic Sangji, ĐH Keimyung, ĐH Bible, ĐH Shin Ansan, Cao đẳng Ansan ….

4. Điều kiện tuyển sinh?

– Học sinh Việt Nam tốt nghiệp THPT, sinh năm từ 1993 – 2003;
– Không phân biệt hồ sơ xấu/đẹp, vùng miền;
– Học tiếng Hàn tại Trung Tâm du học VIJAK 3-4 tháng trước khi bay (hoặc vượt qua kiểm tra tiếng Hàn tại VIJAKO).

5. Các bước như thế nào?

  • B1: Chọn trường
  • ️B2: Chọn Trung tâm tư vấn du học hỗ trợ
  • ️B3: Nộp hồ sơ và nhập học tiếng tại Việt Nam
  • ️B4: Bạn đóng tiền học phí và phí KTX để học tiếng tại Việt Nam.
  • B5: Nhận thư mời và nộp hồ sơ xin dấu tím Đại sứ quán.
  • B6: Bạn nhận visa từ ĐSQ
  • B7: Hoàn thiện tài chính.
  • B8: Xuất cảnh và nhập học tại Trường bên Hàn.

6. Điều kiện hồ sơ:

Hồ sơ xét tuyển du học gồm:
– 05 ảnh chân dung 3×4 cm
– Đơn xin học tập (theo mẫu trường cung cấp)
– Các loại bằng tốt nghiệp và bảng điểm.
– Bản tự giới thiệu (viết tay bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hàn, không chấp nhận bản dịch).
– Bản kế hoạch học tập (viết tay bằng tiếng Anh hoặc Hàn, không chấp nhận bản dịch). Riêng với ngành nghệ thuật và thiết kế, bạn cần gửi kèm sản phẩm liên quan đến chuyên môn ngành học đã đăng ký).
– 01 Bản sao CMTND của bạn và của bố mẹ.
– 01 Bản sao sổ hộ khẩu.
– 01 Bản sơ yếu lý lịch (có xác nhận chính quyền địa phương).
– 01 bản sao Chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có).
– Chứng minh tài chính du học và thu nhập của người bảo lãnh tài chính du học (số dư tối thiểu 10.000 USD).
– 01 Bản sao hộ chiếu.

Lưu ý:
* Hồ sơ cần được gửi theo đúng hướng dẫn, nếu hồ sơ thiếu tài liệu sẽ không duyệt
* Các loại bằng cấp phải được xác thực của Đại Sứ quán/Lãnh sự quán Hàn Quốc tại Việt Nam.

Xem kỹ hơn tại: Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ du học Hàn Quốc. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay với VIJAKO nhé.

Vì Sao Bạn Nên Chọn Du Học VIJAKO?

1. Đầy đủ giấy tờ pháp lý về tư vấn du học (bao gồm: Đăng ký kinh doanh + Giấy phép tư vấn du học + Chứng chỉ tư vấn du học)
2. Chi phí trọn gói không phát sinh chỉ từ 99tr – 219 triệu đồng (có hợp đồng + hóa đơn đầy đủ)
3. Bay ngay sau 3-4 tháng học tiếng tại trung tâm
4. Cam kết đảm bảo Visa 100%
5. Hỗ trợ xin việc làm thêm khi sang Hàn
6. Nhận cả hồ sơ khó như điểm thấp, tuổi cao, đã từng trượt visa, người nhà bhp …
DU HỌC VIJAKO
“Tiết kiệm chi phí – Bay nhanh – Đảm bảo visa với mọi hồ sơ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

map
zalo
mess